Sức khỏe

TRẺ BỊ ĐỔ MỒ HÔI LƯNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thực tế trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có những biểu hiện của bệnh đổ mồ hôi lưng gần giống với mồ hôi trộm. Tuy nhiên, cha mẹ nên phân biệt và hiểu rõ nguyên nhân, để từ đó có cách phòng tránh cho bé bị mồ hôi lưng. Nếu không khi mồ hôi ở lâu trên da, thấm vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết rõ nguyên nhân cũng như những cách làm kịp thời nếu trẻ bị đổ mồ hôi lưng nhé.

Đổ mồ hôi lưng không hề tốt cho trẻ

Hiện tượng đổ mồ hôi lưng ở trẻ
Hiện tượng đổ mồ hôi lưng ở trẻ

Hiện tượng đổ mồ hôi lưng khi ngủ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của bé. Trẻ bị đổ mồ hôi lưng thường xuyên bị trằn trọc, khó ngủ, hay thức giấc, giật mình khi ngủ, thậm chí là hay gào khóc vì khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến bố mẹ, ông bà khi chăm trẻ.

Với những bé bị đổ mồ hôi lưng, nếu bố mẹ không sớm xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bé trong những tháng năm đầu đời. Bé rất có thể bị ảnh hưởng tới đường hô hấp, mất sức, ngứa ngáy, khó chịu ở trẻ,…

Nguyên nhân gây bệnh đổ mồ hôi lưng ở trẻ

Thiếu vitamin D

Thiếu hụt vitamin D có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều
Thiếu hụt vitamin D có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều

Ở trẻ nhỏ, khi xương đang được phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn tới tình trạng bị đổ mồ nhiều, đặc biệt là ở lưng. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi không kiểm soát. Biểu hiện của nhóm trẻ này là bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, lưng, đầu, ngay cả khi thời tiết lạnh 

Chứng tăng tiết mồ hôi

Bạn có thể đã biết về chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn với biểu hiện là thường xuyên bị ra mồ hôi không kiểm soát bất kể trong thời tiết, điều kiện nào. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Nghĩa là khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn tiết nhiều mồ hôi. 

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Các cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu hiện tượng mồ hôi lưng ở trẻ không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn diễn ra trong các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch. 

Trẻ bị thiếu Canxi

Trẻ bị thiếu canxi
Trẻ bị thiếu canxi

Bên cạnh việc đổ mồ hôi nhiều ở lưng, trẻ nhỏ còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: Hay quấy khóc đêm, ngủ hay vặn mình, hay bị ọc sữa, rụng tóc hình vành khăn sau gáy,…. Hậu quả của việc trẻ sơ sinh thiếu Canxi có thể là: Trẻ bị còi xương, phát triển chậm, thóp lâu liền, chậm mọc răng,…

Trẻ bị lao sơ nhiễm

Đối với bệnh này, các dấu hiệu âm thầm, không rõ rệt, có thể là: Đổ mồ hôi trộm, sốt nhẹ về chiều, lười ăn, ho nhiều,…

Bị rối loạn thần kinh thực vật

Khi trẻ rơi vào trường hợp này, ngoài việc cơ thể bị đổ mồ hôi thì còn kèm theo một số dấu hiệu khác như: Chán ăn, hay nôn trớ, trẻ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc,…

Những bệnh kể trên có thể gộp chung vào nhóm nguyên nhân đổ mồ hôi do bệnh lý. Trẻ hay ra mồ hôi trộm do yếu tố bệnh lý là rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên cho bé gặp các bác sĩ thường xuyên để được thăm khám tận tình và chính xác nhất.

Còn nếu bé đổ mồ hôi do sinh lý bình thường, do quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh mẽ hơn ở người lớn thì không đáng lo ngại. Những trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý thường đổ mồ hôi chủ yếu ở vùng đầu, sau gáy và xảy ra trước giấc ngủ 30 phút và biến mất sau 60 phút. Tình trạng này không quá nguy hiểm tới sức khoẻ, nên các bố mẹ không cần quá lo lắng.

Cần làm gì khi trẻ bị đổ mồ hôi lưng?

Thấm mồ hôi cho bé

Khi bé thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm, việc đầu tiên các mẹ cần phải làm đó là theo dõi giấc ngủ của bé, thường xuyên dùng tay sờ lên vùng lưng, sau gáy của bé. Nếu thấy mồ hôi đổ nhiều cần dùng khăn xô lau khô, tránh tình trạng cơ thể ra nhiều mồ hôi, áo ẩm, thấm ngược vào da gây viêm phổi ở trẻ. Bên cạnh đó, khi bé bị đổ mồ hôi các mẹ chú ý tuyệt đối không được để quạt thúc trực tiếp vào người con, mồ hôi sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh.

Bổ sung vitamin D

Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D cho bé. Bố mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sáng vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (vào mùa hè) hoặc từ 9 đến 10 giờ (vào mùa đông). Bố mẹ chỉ nên để da của bé tiếp xúc với ánh sáng, không nên cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 

Để cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái

Để cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái
Để cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoải mái

Bố mẹ có thể tạo không gian rộng, thoáng mát và phòng ngủ không bí bách, ngột ngạt. Tuy nhiên, không nên để có quá nhiều gió, tránh để trẻ nhiễm lạnh. Giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vệ sinh tắm gội thường xuyên để hạn chế tình trạng vi khuẩn phát triển trên da, nhất là trong môi trường ẩm ướt của mồ hôi gây ngứa ngáy và nấm da.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,… Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh ra nhiều mồ hôi, khiến trẻ ngứa và nổi mụn. 

Ngoài ra, để hỗ trợ giảm mồ hôi được hiệu quả, bạn cũng nên nhắc nhở con đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya. Trong chế độ ăn nên chọn những thực phẩm mát từ rau củ quả, uống nhiều nước. 

Dùng lá đinh lăng chữa mồ hôi cho bé

Lá đinh lăng chính là bài thuốc dân gian chữa đổ mồ hôi cho trẻ nhỏ mà được nhiều người áp dụng và thành công. Để thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, bố mẹ có thể làm trực tiếp tại nhà như sau:

Chuẩn bị một nắm to lá đinh lăng, sau đó rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đến cho lá đinh lăng vào chảo, sao cho vàng, hạ thổ khoảng 10 phút. Bạn cho lá đinh lăng vừa sao vào giữa 2 miếng vải dày, rồi đặt dưới lưng và đầu cho bé. Sau một đêm, trẻ sẽ  không còn dấu hiệu đổ mồ hôi lưng nhiều nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện phương pháp này liên tiếp khoảng 1 tuần cho dứt điểm. Và khi cho lá đinh lăng vào miếng vải, bạn nên nhặt bỏ các cẳng khô, cứng đi để tránh chọc vào người bé.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng các bố mẹ đã biết được trẻ khi bị đổ mồ hôi lưng cần phải làm gì để khắc phục? Tham khảo thật kỹ để không luống cuống khi xử lý tốt nhất cho trẻ nhé. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này tới mọi người xung quanh để cùng nhau có thêm kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho con yêu nhé!

 

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn 18001567.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!

Copyright © 2021 - 2024 | Tư vấn sức khỏe trẻ em | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status