Trẻ chậm nói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do tâm lý bất ổn, do bệnh lý, do cơ quan phát âm khiếm khuyết,… Dù nguyên nhân từ đâu gây nên thì ảnh hưởng của việc chậm nói cũng tác động không tốt đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bắt buộc bố mẹ cần tìm ra dấu hiệu của trẻ chậm nói và cách khắc phục kịp thời nhất.
>>> Trẻ chậm nói phải làm sao? Xem TẠI ĐÂY
Trẻ chậm nói như thế nào?
Những trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ bình thường khi đạt đủ tiêu chí về mặt phát âm tốt, giọng nói rõ ràng và lưu loát khi trình bày. Tuy nhiên, trẻ chậm nói lại gặp một số hạn chế về cả ba khía cạnh trên. Trẻ chậm nói gặp những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển ngôn ngữ: rối loạn lời nói, nghe không hiểu người khác nói gì, trẻ bị tật nói lắp, nói với tốc độ chậm hơn,… Đây được xem là một dạng phổ biến của sự chậm phát triển ở trẻ, đòi hỏi bố mẹ cần đưa ra phương pháp kịp thời chữa trị để không tồn tại những di chứng sau này.
Lý giải tại sao trẻ mắc tình trạng chậm nói
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trẻ chậm nói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân do cơ quan phát âm
Trẻ gặp vấn đề khiếm khuyết về các cơ quan phát âm bao gồm tai – mũi – họng, có thể kể đến như hở hàm ếch. Việc này gây ra những khó khăn nhất định đến khả năng phát âm lưu loát của trẻ. Bên cạnh đó, não bộ quyết định lời nói, nếu trẻ gặp phải bệnh dị tật bẩm sinh như bại não,… tác động nghiêm trọng tới việc phát triển ngôn ngữ tự nhiên của trẻ.
Chứng tự kỷ ở trẻ
Tự kỷ là một trong số nguyên nhân nhỏ nhưng phổ biến, gây sự chậm trễ trong khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ có dấu hiệu dùng hành động như la hét, cáu kỉnh, phá đồ,… để diễn đạt điều trẻ muốn hơn là thể hiện qua lời nói. Để phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ rất dễ dàng, bố mẹ hãy quan sát biểu hiện của trẻ: ngại giao tiếp, rối loạn lời nói, tâm trạng thất thường trong ngày,…
Nguyên nhân do tâm lý bất ổn
Phụ thuộc vào yếu tố môi trường xung quanh hoặc hoàn cảnh gia đình trẻ lớn lên. Một đứa trẻ không được chăm sóc và không có người thân xung quanh chỉ bảo tập nói giai đoạn từ 6 tháng đến 4 tuổi sẽ không thể học nói hay phát triển ngôn ngữ toàn diện nhất.
Vấn đề chậm phát triển thông thường
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ đều giống nhau. Tuy nhiên có trẻ sẽ phát triển chậm, có trẻ phát triển nhanh tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận âm thanh của trẻ. Nếu bố mẹ phát hiện sự phát triển vận động và nhận thức của trẻ không theo kịp độ tuổi (ít nói, không hiểu mọi người nói gì, không bắt chước lời nói, không có phản ứng lại khi được gọi tên,…), cần đưa ngay tới bệnh viện để được khám kịp thời.
Bật mí các phương pháp điều trị tại nhà
Dùng âm thanh kích thích trẻ nói nhiều hơn
Bố mẹ có thể hát cho trẻ nghe hoặc bật những bài hát thiếu nhi có giai điệu vui tươi giúp kích thích hứng thú học từ mới cho trẻ. Từ đó dạy trẻ hát theo nhịp của bài hát và tăng thời gian tập luyện nói cùng với trẻ.
Thay đổi môi trường học tập cho trẻ
Thay vì bắt trẻ ở nhà và đọc hết các bảng chữ cái, bố mẹ có thể dẫn trẻ đi ra ngoài và học tập bằng cách “chỉ mặt gọi tên” những đồ vật nhìn thấy trên đường. Cụ thể, bố mẹ có thể dạy trẻ nói các từ vựng về con vật, cây hoa lá, thời tiết,… với những hình ảnh trực quan sẽ giúp trẻ tò mò với cuộc sống xung quanh.
Tập luyện phát triển ngôn ngữ bằng đọc sách
Trước mỗi tối khi đi ngủ, bố mẹ có thể đọc sách, truyện thiếu nhi cho con nghe. Hoạt động này không những gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái; đồng thời, giúp trẻ làm quen được với nhiều từ mới, cách học mới và tập luyện cho cùng trẻ đọc theo.
Khuyến khích trẻ nói ra điều chúng muốn:
Nhiều trẻ chậm nói xuất phát từ nguyên nhân ngại giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh. Trong trường hợp này, bố mẹ đóng vai trò như một cầu nối giúp trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn để nói những gì mà chúng muốn diễn đạt. Bố mẹ cần kiên nhẫn để dạy trẻ nói ra những gì chúng nhìn thấy hoặc cảm nhận được trong ngày. Lâu dần sẽ tạo được thói quen kể chuyện, tâm sự cho trẻ và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị kịp thời
Nếu như bố mẹ phát hiện thấy chứng chậm nói của trẻ đã kéo dài rất lâu mà chưa được khắc phục, cần lập tức đưa đến bệnh viện để được khám và tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh chóng nhất.
Hy vọng rằng qua bài viết về chủ đề trẻ chậm nói và cách khắc phục tình trạng này, nhiều bậc phụ huynh đã hiểu rõ cũng như nắm được các phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ tại nhà.